Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Đình chỉ 6 hạng mục dự án thi hoa hậu

Đình chỉ 6 hạng mục dự án thi hoa hậu

Đình chỉ 6 hạng mục dự án thi hoa hậu

Ngày 24/5, cơ quan chức năng đã chính thức đình chỉ 6 hạng mục xây dựng không phép trong dự án khu du lịch sinh thái tại cồn Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, do Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang làm chủ đầu tư.
> Dự án công trình 'thi hoa hậu' có 6 hạng mục xây không phép


Cùng ngày, Thanh tra Sở Xây dựng Tiền Giang đã phối hợp với Phòng quản lý đô thị thành phố Mỹ Tho tiến hành đo đạc và rà soát lại toàn diện các hạng mục trong dự án này. Số lượng hạng mục công trình không phép và sai quy hoạch đang thi công trên diện tích quá lớn nên cơ quan chức năng phải tiến hành đo đạc lại toàn bộ mới có số liệu chính xác làm cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng.
Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thới Sơn bị phát hiện có 6 trên tổng số 9 hạng mục xây dựng không phép từ ngày 14/5. Sau đó Thanh tra Sở Xây dựng đã báo cáo tình hình này lên UBND tỉnh Tiền Giang để xin chỉ đạo hướng xử lý.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, tại Mỹ Tho, tình hình xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được lực lượng địa chính phường, phòng quản lý đô thị và thanh tra xây dựng làm chặt, mạnh tay. Nhiều nhà dân xập xệ, sửa lại nhưng không xin phép ngay lập tức bị đình chỉ thi công và phạt tiền 10-15 triệu đồng, không xét miễn giảm dù trị giá căn nhà chỉ 20-30 triệu đồng.
a
Một hạng mục trong dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thới Sơn đang bị tuýt còi là điểm "đen" xây dựng không phép. Ảnh: Vũ Lê.
Thế nhưng, nay một công trình lớn phục vụ cuộc thi hoa hậu thế giới có tính chất làm thay đổi bộ mặt của tỉnh lại xảy ra tình trạng xây nhiều hạng mục không phép, sai quy hoạch trong thời gian dài, khiến người dân thắc mắc.
Nói như Chủ tịch UBND xã Thới Sơn, Nguyễn Phục Dũng, từ đầu quý II, ông đã làm hết trách nhiệm, nhiều lần cảnh báo về tình trạng xây dựng không phép tràn lan tại dự án này. Trong tuần thứ hai của tháng 5, Phó chủ tịch UBND thành phố Mỹ Tho Mai Thanh Minh vẫn nhấn mạnh: "Dự án thực hiện theo đúng quy trình và đã được cấp giấy phép xây dựng".
Ngày 19/5, Sở Xây dựng đã chính thức báo tình hình xây dựng không phép trong dự án "điểm" tại địa phương này lên UBND tỉnh Tiền Giang.
Đến chiều 21/5, trao đổi với VnExpress.net, ông Minh mới giải thích, chỉ cấp phép 3 hạng mục của dự án phục vụ thi hoa hậu thế giới trên phần đất được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch. Các hạng mục còn lại doanh nghiệp xây trên đất mới mua lại của người dân sau này và chưa thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng.
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cồn Thới Sơn, tại ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, do Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang làm chủ đầu tư. Đây là dự án đình đám tại Mỹ Tho trong thời gian diễn ra thông tin cuộc thi hoa hậu thế giới sẽ chuyển về Tiền Giang. Hiện chủ đầu tư vẫn còn nợ tiền mua đất của cư dân sống gần dự án.
Được UBND tỉnh Tiền Giang duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 12/2009, cuối năm 2009 và đầu năm 2010, dự án tiếp tục được UBND thành phố Mỹ Tho cấp phép xây dựng 3 hạng mục. Tuy nhiên đến tháng 5, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang đã phát hiện có 6 hạng mục đang xây không phép và sai quy hoạch tại khu du lịch.
Vũ Lê

, ,

Căn hộ siêu nhỏ gây tranh cãi

Căn hộ siêu nhỏ gây tranh cãi

Căn hộ siêu nhỏ gây tranh cãi

Trong khi Công ty Đất Lành khai trương nhà mẫu 20-40 m2 thu hút sự quan tâm của người Sài Gòn, thì Sở Xây dựng TP HCM khuyến cáo căn hộ nhỏ này không phù hợp với Luật Nhà ở và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.


Ngày 25/4, Công ty địa ốc Đất Lành giới thiệu căn hộ mẫu loại 40 m2 dành cho hai người và 20 m2 dành cho một người. Đây là dự án thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng có thu nhập khiêm tốn đang bức bách về nhà ở. Giới kinh doanh bất động sản cũng đánh giá dự án nhiều tiềm năng vì phục vụ lượng lớn khách hàng chỉ có nhu cầu ở từ một đến hai người.
Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực cho rằng, hiện ở Việt Nam, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số. Đặc biệt nhà ở dành cho 1-2 người đang chiếm 20% dân số thành phố nhưng đối tượng này bị bỏ quên.
Ông Đực cho hay, Công ty Đất Lành đang khởi công 3 chung cư với căn hộ có diện tích nhỏ từ 39 m2 trở xuống dành cho hai người, được xem là dòng sản phẩm nhà siêu nhỏ duy nhất của thị trường. Doanh nghiệp đã xây dựng căn hộ mẫu và mời khách tham quan căn hộ 20-40 m2 để mọi người tham quan, đóng góp ý kiến.
a
Khách hàng đang tham quan căn hộ siêu nhỏ của Công ty Đất Lành tại quận 12, TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.
Trước đó, lãnh đạo Công ty Đất Lành từng nhiều lần kiến nghị Chính Phủ, Bộ Xây dựng cho phép xây dựng thí điểm căn hộ siêu nhỏ 20 m2 dành cho một người, trước mắt thực hiện 100 căn tại chung cư Thái An. Nếu được phép xây dựng những căn hộ siêu nhỏ, giá nhà sẽ được hạ xuống cực thấp. Bài toán được Công ty Đất Lành đưa ra là, với giá 300 triệu đồng một căn hộ, người mua chỉ góp khoảng 2-4 triệu đồng mỗi tháng nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu đi kèm với tiện ích công cộng như cây xanh, công viên, nhà để xe và phòng tập thể dục...
Tuy nhiên, ngay lễ khai trương căn hộ mẫu, Sở Xây dựng TP HCM đã có phản hồi. Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Nguyễn Văn Danh cho biết, Sở hoan nghênh ý tưởng xây căn hộ diện tích nhỏ của Công ty Đất Lành. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp này khai trương căn hộ có diện tích 20 m2 tại địa điểm chung cư Thái An, đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 là chưa có cơ sở pháp lý. Lý do, loại căn hộ này chưa được phê duyệt trong dự án chung cư Thái An.
Theo ông Danh, diện tích căn hộ nhỏ tầm 20-40 m2 chưa phù hợp với các quy định trong Luật nhà ở và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, dễ gây ngộ nhận là công ty đang bán căn hộ 20 m2.
Sở Xây dựng đã đề nghị Công ty Đất Lành xác nhận và khẳng định rõ mô hình nghiên cứu căn hộ có diện tích 20 m2 cho một người nhằm phục vụ cho việc lấy ý kiến xã hội. Đây chỉ là công tác nghiên cứu thị trường để qua đó đề xuất với cấp thẩm quyền về diện tích căn hộ, chứ không phải sản phẩm được phê duyệt bán ra thị trường nhằm tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng.
Vũ Lê

, ,

Hà Nội sớm xây Trung tâm Thương mại Giảng Võ

Hà Nội sớm xây Trung tâm Thương mại Giảng Võ

Hà Nội sớm xây Trung tâm Thương mại Giảng Võ

Thủ tướng vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm triển khai thực hiện Dự án Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Văn hóa tại Giảng Võ.


Theo đó, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất theo nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt. Dự án được xây dựng trên diện tích 6,8 ha tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, chính là khu đất của Trung tâm Triển lãm Giảng Võ hiện nay.
Dự kiến, dự án gồm các khu chức năng như khu hội nghị, hội thảo, khách sạn cao cấp, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, văn hóa giải trí, ẩm thực. Dự án cấp quốc gia này do Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện không sử dụng ngân sách Nhà nước và phần chênh lệch từ bất động sản, quyền phát triển dự án do Nhà nước sở hữu và quyết định.
Dự án có quy mô lớn với mục tiêu quảng bá hình ảnh đất nước đồng thời là nơi xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trước đó, tháng 11/2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã họp bàn về Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. Phó Thủ tướng đã đồng ý triển khai Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia gồm 2 dự án độc lập là: Dự án Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Văn hóa tại Giảng Võ và Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia tại Mễ Trì.
Kỳ Duyên

dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

Bộ Xây dựng khẳng định văn bản bán nhà trên giấy hợp pháp

Bộ Xây dựng khẳng định văn bản bán nhà trên giấy hợp pháp

Bộ Xây dựng khẳng định văn bản bán nhà trên giấy hợp pháp

Bộ Xây dựng giải thích, văn bản cho phép huy động vốn khi giải phóng xong mặt bằng vừa bị Bộ Tư pháp "tuýt còi" chỉ là... hiểu lầm.
> Bộ Tư pháp 'tuýt còi' Bộ Xây dựng


Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời Bộ Tư pháp về tính hợp pháp của văn bản huy động vốn. Trước đó, Bộ Tư pháp cho rằng, Thông tư số 4 hướng dẫn về thời điểm huy động vốn do Bộ Xây dựng ban hành đã vi phạm Luật Nhà ở. Luật Nhà ở quy định: "Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng". Trong khi đó, Thông tư số 4 lại cho phép chủ đầu tư được huy động vốn từ khi "chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư".
Ảnh: Hoàng Hà
Bộ Xây dựng khẳng định Thông tư số 04 về thời điểm huy động vốn hoàn toàn hợp pháp. Ảnh: Hoàng Hà.
Bộ Xây dựng khẳng định Thông tư số 4 hoàn toàn hợp pháp. Theo đó lần đầu huy động vốn là khi chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và bắt đầu triển khai xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn đầu tư được xác định trong Quyết định cho phép đầu tư. Bộ Xây dựng khẳng định nội dung hướng dẫn này hoàn toàn phù hợp với Nghị định số 2 nhằm ngăn ngừa chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện đầu tư dự án đã tiến hành huy động vốn của khách hàng.
Bộ Xây dựng giải thích, đối tượng của Nghị định số 2 là dự án khu đô thị mới có nhiều tính chất đặc thù, không giống với dự án nhà ở. Đối với dự án nhà ở thì việc huy động vốn của chủ đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở, tức là chủ đầu tư chỉ được huy động vốn sau khi đã xây xong móng của tòa nhà đó.
Trong khi đó, dự án khu đô thị mới có quy mô lớn, thường từ 50 ha trở lên, trong dự án có rất nhiều loại công trình và dự án khác nhau từ khu dân cư đến hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công viên, cây xanh và các dịch vụ đô thị khác. Ngoài chủ đầu tư cấp một, còn các chủ đầu tư thứ phát tham gia đầu tư từng phần trong phạm vi dự án. Nghị định số 2 và Thông tư số 4 chỉ điều chỉnh việc huy động vốn của chủ đầu tư cấp một của dự án khu đô thị mới và không điều chỉnh việc huy động vốn của các chủ đầu tư thứ phát.
Mặt khác, do dự án khu đô thị mới cũng có sản phẩm là nhà ở và có nhiều trường hợp chủ đầu tư cấp một trực tiếp đầu tư kinh doanh nhà ở nên dẫn đến sự hiểu lầm về việc huy động vốn của chủ đầu tư cấp một và chủ đầu tư thứ phát. Do đối tượng điều chỉnh là khác nhau nên Nghị định số 2, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản không có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo.
Bách Hợp

, ,

Khách thuê văn phòng đổ về phía tây Hà Nội

Khách thuê văn phòng đổ về phía tây Hà Nội

Khách thuê văn phòng đổ về phía tây Hà Nội

Giá chào thuê nhích dần cùng lượng khách tăng 25% so với quý một là tín hiệu vui của văn phòng cho thuê phía tây Hà Nội.
> Văn phòng cho thuê tiếp tục đà giảm giá


Hơn một tháng nay, khu vực phía đường Phạm Hùng, Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) ở phía tây thành phố Hà Nội, lượng khách thuê tăng 20-25% so với quý một. Khách thuê khu vực phía tây chủ yếu là những công ty, chi nhánh vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Một công ty công nghệ của Nhật Bản vừa ký hợp đồng thuê khoảng 1.000 m2 văn phòng tại tòa nhà CMC với giá hữu nghị theo tháng là 18 USD mỗi m2, trong 3 năm. Khu vực trung tâm thành phố chật chội, giá cả lại cao nên kể từ khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển văn phòng ra khu vực Mỹ Đình. "Tòa nhà cũ không đáp ứng được lượng ôtô xe máy cho công ty nên chúng tôi quyết định chuyển ra văn phòng, giá cả lại mềm hơn", một nguồn tin từ công ty chia sẻ.
Chị Hoàng Thu, đại diện một công ty Hàn Quốc vừa ký hợp đồng thuê 128 m2 tại tòa nhà 3D Creative cũng cho hay, thay vì thuê ở khu gần trung tâm với mức giá 30 USD mỗi m2, chị chỉ mất 16 USD. Tính ra, giảm được 14 USD mỗi m2, cả tháng công ty tiết kiệm được gần 1.800 USD.
a
Cuộc tranh giành thị phần ở khu vực phía tây và gần trung tâm thành phố vẫn chưa ngã ngũ. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Nguyễn Phùng Thăng, Giám đốc quản lý tòa nhà CMC (Mỹ Đình- Cầu Giấy) cho hay, tính trung bình mỗi ngày, văn phòng của ông đón khoảng 4-5 nhóm khách thuê, trong đó có 30% khách nước ngoài. Tỷ lệ lấp đầy của tòa nhà CMC hiện đang ở mức hơn 70%, và ước tính trong vòng hai tháng nữa sẽ phủ kín toàn bộ.
Văn phòng cho thuê ở khu vực phía tây xa trung tâm thành phố song lại thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và nhiều sự lựa chọn. Ông Phạm Đức Toàn, Giám đốc Công ty Bất động sản EZ Việt Nam, lý giải, Trong khi văn phòng khu gần trung tâm có thể lên tới 47 USD mỗi m2 thì giá cả phía tây chỉ bằng một phần ba, dao động chủ yếu quanh mức 13-17 USD. Về chất lượng, các tòa nhà trên đường Phạm Hùng, Nguyễn Phong Sắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách thuê như Internet, thang máy, khu nhà vệ sinh thoáng mát, điều hòa và đặc biệt là khu vực gửi xe rộng rãi.
Tốc độ xây các văn phòng ở trên đường Phạm Hùng hay khu vực Cầu Giấy tăng chóng mặt và khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn. Chỉ tính riêng khu vực Nguyễn Phong Sắc cũng đã có hơn 20 tòa nhà đi vào hoạt động. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng các khu này cũng đang dần ổn định. "Văn phòng gần trung tâm có lợi thế thuận tiện về vị trí song giá cả lại cao. Khu vực phía tây có ưu thế nguồn cung dồi dào, giá cả phải chăng nên sự cạnh tranh sẽ ngày một cao hơn", ông Toàn nói.
Cùng với lượng khách đổ về phía tây nhiều hơn, giá chào thuê văn phòng tại đường Phạm Hùng và Nguyễn Phong Sắc cũng nhích dần lên, tăng từ 1 đến 3 USD mỗi m2. Tiêu biểu phải kể đến tòa nhà CEO trên đường Phạm Hùng lên mức 25-27 USD, tòa CMC và 3D cũng dao động quanh mức từ 18 đến 22 USD. Tòa Lucky Building trong quý một chào thuê khoảng 15 USD nay cũng lên tới 17 USD mỗi m2.
Công ty Bất động sản CB Richard Ellis (CBRE) nhận định, các khu văn phòng nằm ở phía tây Hà Nội dọc đường Phạm Hùng, Nguyễn Phong Sắc đang dần dần thành công trong việc thu hút khách hàng. Theo ông Richard Leech Giám đốc điều hành CB Richard Ellis, một số các dự án tòa nhà hạng A ở phía tây sẽ ra mắt thị trường trong năm 2010 như Crown Plaza, Grand Plaza, Keangnam Hanoi Landmark Tower... sẽ làm thị trường văn phòng ở khu vực này càng sôi động. "Khu vực phía tây đã đã lấy đi lượng khách thuê khá lớn ở các văn phòng gần trung tâm nằm trên các tuyến phố Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Bà Triệu...", ông Richard Leech nói.
Theo ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài Nguyên Môi trường, từ khi Hà Nội mở rộng về phía tây, khu vực này trở thành điểm ngắm của nhiều nhà đầu tư. "Theo đồ án quy hoạch chung của Hà Nội, trung tâm hành chính quốc gia đặt ở phía tây thành phố, tuy nhiên vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Các nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi xem xét để đưa ra các chiến lược trước khi đầu tư vào khu vực này", ông Võ nhận định.
Hoàng Lan

, ,

Đề xuất xây biệt thự cho các quan chức cấp cao

Đề xuất xây biệt thự cho các quan chức cấp cao

Đề xuất xây biệt thự cho các quan chức cấp cao

Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư xây mới khoảng 16 biệt thự và gần 250 căn hộ chung cư để đáp ứng nhu cầu về nhà ở công vụ từ nay đến năm 2012.


Bộ Xây dựng vừa có văn bản trình Thủ tướng về việc phê duyệt Dự án nhà ở công vụ phục vụ khoảng 772 cán bộ lãnh đạo từ Văn phòng Trung ương Đảng đến Văn phòng Quốc hội có nhu cầu.
Bộ đề xuất xây khoảng 250 căn hộ giáp với các khu ngoại giao đoàn. Bên cạnh đó, cần xây 16 khu biệt thự bố trí ở trung tâm khu đất với đường giao thông tiếp cận thuận tiện.
Nhà ở công vụ phải đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối với những tiện ích cao cấp cùng mô hình quản lý vận hành hiện đại chuyên nghiệp gồm các công trình phụ trợ như câu lạc bộ, khu thể thao kết hợp với cây xanh. Các cán bộ cao cấp tương đương từ Thứ trưởng trở lên sẽ được ở nhà công vụ trên.
Trước đó, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, tổ chức quản lý đầu tư xây dựng dự án nhà ở công vụ. Sau khi nghiệm thu, Bộ Xây dựng bàn giao nhà này cho Văn phòng Chính phủ tổ chức quản lý sử dụng.
Văn phòng Chính phủ tiếp nhận nhà ở công vụ, bố trí đúng đối tượng, tổ chức quản lý vận hành, khai thác, cho thuê nhà ở công vụ này.
Bách Hợp

dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

Hà Nội dừng đầu tư 11 dự án sân golf

Hà Nội dừng đầu tư 11 dự án sân golf

Hà Nội dừng đầu tư 11 dự án sân golf

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu chủ đầu tư 11 dự án sân golf chuyển đổi mục tiêu đầu tư. Ngoài ra, có 8 dự án sân golf khác sẽ được tiếp tục thực hiện.
> Hà Nội siết chặt cấp đất làm sân golf


Với các dự án phải chuyển đổi, thành phố yêu cầu trong quý I các nhà đầu tư phải liên hệ với Sở Quy hoạch Kiến trúc để được kiểm tra, hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch trước khi triển khai các dự án tiếp theo. Sau thời hạn trên, nếu nhà đầu tư không liên hệ coi như đã từ chối tiếp tục dự án khác. Theo UBND TP Hà Nội, 11 dự án phải chuyển đổi đều thuộc diện sử dụng nhiều đất trồng lúa ở vùng đông dân cư hoặc không phù hợp với quy hoạch. Việc thu hồi đất khiến nhiều người mất việc làm, cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng.
a
Các dự án sân golf bị chuyển đổi do nằm trên đất nông nghiệp. Ảnh minh họa: Đoàn Loan.
Ngoài ra, 8 dự án được tiếp tục kinh doanh, thực hiện đặt tại các xã Vân Trì (Đông Anh), Minh Trí (Sóc Sơn), Đồng Mô (Sơn Tây), Văn Sơn (Chương Mỹ), đền Sóc (Sóc Sơn), quận Long Biên và tại hồ Quan Sơn (Mỹ Đức). Chủ đầu tư các dự án này được yêu cầu đề xuất giải pháp khắc phục để đảm bảo việc hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ đúng quy định, báo cáo UBND Thành phố trong quý I/2010.
Riêng dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên, huyện Ba Vì, UBND thành phố Hà Nội cho phép đầu tư giai đoạn 1 (sân golf 18 lỗ), và chuyển mục tiêu đầu tư giai đoạn 2.
Đoàn Loan

, ,

Ngân hàng vẫn thờ ơ với bất động sản

Ngân hàng vẫn thờ ơ với bất động sản

Ngân hàng vẫn thờ ơ với bất động sản

Tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường bất động sản cũng đã có những khởi sắc mang lại giá trị siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư song nhiều chuyên gia nhận định, địa ốc Hà Nội vẫn trong cơn khát vốn trầm trọng.
> Hà Nội lên cơn sốt đất


Theo các chuyên gia đánh giá, hiện có ba nguồn vốn phổ biến được huy động cho thị trường bất động sản Hà Nội gồm vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nguồn vốn có tính quyết định và vai trò lớn nhất cung cấp cho hệ thống bất động sản là từ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn quay lưng với các công ty địa ốc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã dần ổn định, thị trường cũng có những chuyển biến nhất định.
A
Nguồn vốn huy động cho bất động sản vẫn còn khó khăn. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong năm 2009, tổng dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng bằng 11,76% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Trong đó, dự nợ cho vay tín dụng bất động sản tại Hà Nội chỉ bằng một phần tư TP HCM. Sang năm nay, ngân hàng vẫn thắt chặt hầu bao đối với bất động sản. Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, hạn chế cho vay bất động sản đề phòng rủi ro. Trong danh mục khuyến khích cơ cấu đầu tư cho vay, ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, các ngân hàng thương mại tăng cường đầu tư cho vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ đảm bảo kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản bị liệt vào danh mục không khuyến khích cho vay.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Thẩm định giá Thế kỷ, đã qua rồi cái thời cách đây 2-4 năm, doanh nghiệp bất động sản được ngân hàng ưu ái, dự án nằm trên giấy cũng được chăm sóc tận tình. Hai năm trở lại đây, ngân hàng đã thắt chặt hầu bao khiến doanh nghiệp địa ốc chật vật. "Lãi suất ngân hàng hiện nay phổ biến ở mức 15-17%, và không phải bất cứ dự án nào cũng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Chính những lúc doanh nghiệp làm ăn khó khăn nhất, ngân hàng lại quay lưng càng khiến doanh nghiệp lao đao", ông Hưng nói.
Giám đốc một công ty bất động sản tại Hà Nội đầu tư chung cư 30 tầng ở Xa La (Hà Đông) chia sẻ, công ty ông đã phải huy động vốn tới 150 tỷ đồng từ phía đối tác mà không dám mơ đến nguồn vốn ngân hàng. Năm lần bảy lượt gõ cửa ngân hàng nhưng đều bị khước từ với lý do dự án không khả thi, vị trí không đắc địa. Ngân hàng chỉ ưu tiên các khu "đầu rồng" như Văn Khê, Dương Nội có đường Lê Văn Lương chạy qua.
Vị giám đốc này phân tích, trong trường hợp giá xây lắp và đất hết 12 triệu, chủ đầu tư bán 13,5 triệu đồng mỗi m2, theo ngân hàng thẩm định 1,5 triệu đồng lãi chủ đầu tư thu được là không khả thi, khó có khả năng thu hồi vốn. Bán giá đắt hơn thì không ai mua. "Doanh nghiệp rơi vào thế bí, buộc phải huy động vốn từ đối tác cùng với một loạt rủi ro chưa được báo trước", vị chủ doanh nghiệp than.
Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng Giám đốc VietinBank cho rằng, thị trường bất động sản có chu kỳ diễn biến khác nhau thì ngân hàng buộc phải có những cách ứng xử riêng. Theo ông Thọ, tình hình địa ốc trong thời gian qua đầu tư theo phong trào dẫn đến giá cả bị đội lên không phản ánh đúng giá trị thực. Nếu ngân hàng tiếp tục rót vốn sẽ làm cho thị trường địa ốc càng thêm căng thẳng hơn, xu hướng đầu cơ tăng làm thị trường phát triển không bền vững. Khi giá vọt lên quá cao vượt quá khả năng chi trả sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
"Ngân hàng buộc phải có những giới hạn để kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa ốc có phương án kinh doanh hiệu quả, cơ sở pháp lý đầy đủ, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phía ngân hàng sẵn sàng cung ứng vốn", ông Thọ chia sẻ.
Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam thuộc diện vừa và nhỏ nguồn vốn tự có chỉ khoảng 20-30%. Ngân hàng quay lưng, các doanh nghiệp địa ốc buộc phải huy động từ các nhà đầu tư thứ cấp thông qua các hợp đồng góp vốn, giao vốn. Thông qua hợp đồng này, nhà đầu tư đã "mượn tạm" vốn của khách hàng để kinh doanh bất động sản. Đây là sự "sáng tạo" của giới kinh doanh bất động sản vì trên luật pháp chỉ quy định về các loại hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua, chuyển nhượng. Và nhờ sự sáng tạo quá mức này, mà nhiều vụ ì xèo có dấu hiệu chiếm dụng vốn gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Ông Phạm Thanh Hưng cho rằng, chính những nhà đầu tư thứ cấp là "con bò sữa", khiến thị trường bất động sản trở nên sôi động, lại đang phải gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Bởi thực tế, người dân có tâm lý ăn chặc mặc bền, thường mua bán các sản phẩm bất động sản đã hình thành sẵn trong tương lai nên giao dịch thường chậm.
Ông Hưng đưa ra minh họa, một căn biệt thự ở Trung Hòa- Nhân Chính rộng chừng 200 m2 giá khoảng 4,5 triệu đôla, nhà ở Bà Triệu cũng vào tầm 3 triệu đôla. Với số tiền đó, không phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính để mua. Do đó nhà đầu tư phải "xoay" để có vốn. "Cần phải có một quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa về các hình thức hợp đồng huy động vốn để giải tỏa khó khăn cho các nhà đầu tư", ông Hưng nói.
Ngoài các kênh chính trên, còn phải kể đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một vài phân khúc thị trường bất động sản du lịch, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng và chưa xác lập xu hướng ổn định cần thiết. Trong khi đó, việc đa dạng hóa các nguồn vốn trung dài hạn như hình thành các dạng quỹ đầu tư bất động sản, chứng khoán hóa vẫn còn khá xa lạ
Để gỡ khó khăn cho nguồn vốn bất động sản, ông Hưng cho rằng, bên cạnh việc huy động vốn từ các kênh, doanh nghiệp cần cân đối sử dụng vốn tự có hiệu quả. "Các doanh nghiệp bất động sản có vốn tự có tối thiểu 20% chỉ nên sử dụng chiến thuật "mèo nhỏ bắt chuột nhỏ", không nên tấn công vào các dự án quá tầm tay. Ngoài ra cần có sự hợp tác hơn nữa mối quan hệ ba bên gồm chủ đầu tư, tổ chức tín dụng và khách hàng. Đây sẽ là kênh hiệu quả để hỗ trợ cho nguồn vốn bất động sản", ông Hưng nói.
Hoàng Lan

, ,

Ngân hàng vẫn thờ ơ với bất động sản

Ngân hàng vẫn thờ ơ với bất động sản

Ngân hàng vẫn thờ ơ với bất động sản

Tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường bất động sản cũng đã có những khởi sắc mang lại giá trị siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư song nhiều chuyên gia nhận định, địa ốc Hà Nội vẫn trong cơn khát vốn trầm trọng.
> Hà Nội lên cơn sốt đất


Theo các chuyên gia đánh giá, hiện có ba nguồn vốn phổ biến được huy động cho thị trường bất động sản Hà Nội gồm vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nguồn vốn có tính quyết định và vai trò lớn nhất cung cấp cho hệ thống bất động sản là từ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn quay lưng với các công ty địa ốc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã dần ổn định, thị trường cũng có những chuyển biến nhất định.
A
Nguồn vốn huy động cho bất động sản vẫn còn khó khăn. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong năm 2009, tổng dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng bằng 11,76% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Trong đó, dự nợ cho vay tín dụng bất động sản tại Hà Nội chỉ bằng một phần tư TP HCM. Sang năm nay, ngân hàng vẫn thắt chặt hầu bao đối với bất động sản. Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, hạn chế cho vay bất động sản đề phòng rủi ro. Trong danh mục khuyến khích cơ cấu đầu tư cho vay, ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, các ngân hàng thương mại tăng cường đầu tư cho vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ đảm bảo kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản bị liệt vào danh mục không khuyến khích cho vay.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Thẩm định giá Thế kỷ, đã qua rồi cái thời cách đây 2-4 năm, doanh nghiệp bất động sản được ngân hàng ưu ái, dự án nằm trên giấy cũng được chăm sóc tận tình. Hai năm trở lại đây, ngân hàng đã thắt chặt hầu bao khiến doanh nghiệp địa ốc chật vật. "Lãi suất ngân hàng hiện nay phổ biến ở mức 15-17%, và không phải bất cứ dự án nào cũng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Chính những lúc doanh nghiệp làm ăn khó khăn nhất, ngân hàng lại quay lưng càng khiến doanh nghiệp lao đao", ông Hưng nói.
Giám đốc một công ty bất động sản tại Hà Nội đầu tư chung cư 30 tầng ở Xa La (Hà Đông) chia sẻ, công ty ông đã phải huy động vốn tới 150 tỷ đồng từ phía đối tác mà không dám mơ đến nguồn vốn ngân hàng. Năm lần bảy lượt gõ cửa ngân hàng nhưng đều bị khước từ với lý do dự án không khả thi, vị trí không đắc địa. Ngân hàng chỉ ưu tiên các khu "đầu rồng" như Văn Khê, Dương Nội có đường Lê Văn Lương chạy qua.
Vị giám đốc này phân tích, trong trường hợp giá xây lắp và đất hết 12 triệu, chủ đầu tư bán 13,5 triệu đồng mỗi m2, theo ngân hàng thẩm định 1,5 triệu đồng lãi chủ đầu tư thu được là không khả thi, khó có khả năng thu hồi vốn. Bán giá đắt hơn thì không ai mua. "Doanh nghiệp rơi vào thế bí, buộc phải huy động vốn từ đối tác cùng với một loạt rủi ro chưa được báo trước", vị chủ doanh nghiệp than.
Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng Giám đốc VietinBank cho rằng, thị trường bất động sản có chu kỳ diễn biến khác nhau thì ngân hàng buộc phải có những cách ứng xử riêng. Theo ông Thọ, tình hình địa ốc trong thời gian qua đầu tư theo phong trào dẫn đến giá cả bị đội lên không phản ánh đúng giá trị thực. Nếu ngân hàng tiếp tục rót vốn sẽ làm cho thị trường địa ốc càng thêm căng thẳng hơn, xu hướng đầu cơ tăng làm thị trường phát triển không bền vững. Khi giá vọt lên quá cao vượt quá khả năng chi trả sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
"Ngân hàng buộc phải có những giới hạn để kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa ốc có phương án kinh doanh hiệu quả, cơ sở pháp lý đầy đủ, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phía ngân hàng sẵn sàng cung ứng vốn", ông Thọ chia sẻ.
Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam thuộc diện vừa và nhỏ nguồn vốn tự có chỉ khoảng 20-30%. Ngân hàng quay lưng, các doanh nghiệp địa ốc buộc phải huy động từ các nhà đầu tư thứ cấp thông qua các hợp đồng góp vốn, giao vốn. Thông qua hợp đồng này, nhà đầu tư đã "mượn tạm" vốn của khách hàng để kinh doanh bất động sản. Đây là sự "sáng tạo" của giới kinh doanh bất động sản vì trên luật pháp chỉ quy định về các loại hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua, chuyển nhượng. Và nhờ sự sáng tạo quá mức này, mà nhiều vụ ì xèo có dấu hiệu chiếm dụng vốn gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Ông Phạm Thanh Hưng cho rằng, chính những nhà đầu tư thứ cấp là "con bò sữa", khiến thị trường bất động sản trở nên sôi động, lại đang phải gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Bởi thực tế, người dân có tâm lý ăn chặc mặc bền, thường mua bán các sản phẩm bất động sản đã hình thành sẵn trong tương lai nên giao dịch thường chậm.
Ông Hưng đưa ra minh họa, một căn biệt thự ở Trung Hòa- Nhân Chính rộng chừng 200 m2 giá khoảng 4,5 triệu đôla, nhà ở Bà Triệu cũng vào tầm 3 triệu đôla. Với số tiền đó, không phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính để mua. Do đó nhà đầu tư phải "xoay" để có vốn. "Cần phải có một quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa về các hình thức hợp đồng huy động vốn để giải tỏa khó khăn cho các nhà đầu tư", ông Hưng nói.
Ngoài các kênh chính trên, còn phải kể đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một vài phân khúc thị trường bất động sản du lịch, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng và chưa xác lập xu hướng ổn định cần thiết. Trong khi đó, việc đa dạng hóa các nguồn vốn trung dài hạn như hình thành các dạng quỹ đầu tư bất động sản, chứng khoán hóa vẫn còn khá xa lạ
Để gỡ khó khăn cho nguồn vốn bất động sản, ông Hưng cho rằng, bên cạnh việc huy động vốn từ các kênh, doanh nghiệp cần cân đối sử dụng vốn tự có hiệu quả. "Các doanh nghiệp bất động sản có vốn tự có tối thiểu 20% chỉ nên sử dụng chiến thuật "mèo nhỏ bắt chuột nhỏ", không nên tấn công vào các dự án quá tầm tay. Ngoài ra cần có sự hợp tác hơn nữa mối quan hệ ba bên gồm chủ đầu tư, tổ chức tín dụng và khách hàng. Đây sẽ là kênh hiệu quả để hỗ trợ cho nguồn vốn bất động sản", ông Hưng nói.
Hoàng Lan

, ,

Mua căn hộ được khuyến mãi nhẫn rởm

Mua căn hộ được khuyến mãi nhẫn rởm

Mua căn hộ được khuyến mãi nhẫn rởm

Khách hàng mua căn hộ The Montana (TP HCM) được tặng một chiếc nhẫn trị giá 10 triệu đồng, song chỉ đeo được vài tháng đã trầy xước, bong hạt.
> Sập bẫy dự án địa ốc vì nhà mẫu đẹp / Bay cả gia sản vì tin lời môi giới nhà đất


Dự án The Montana Apartment có nhà mẫu rất đẹp, đã được chủ đầu tư là Công ty Ngân Thanh bán căn hộ cho nhiều khách hàng theo hình thức góp vốn. Dự kiến tháng 10 năm nay chủ đầu tư giao nhà nhưng hiện dự án vẫn chỉ là bãi đất trống với vài cây cọc. Tổng giám đốc Công ty Ngân Thanh Phan Tấn Phát thông báo bằng văn bản sẽ hoàn tiền góp vốn cho khách hàng trong tháng 3 nhưng đến tháng 4 vẫn chưa thực hiện.
Theo tài liệu VnExpress.net thu thập được, vào đầu năm 2009, dự án The Montana được quảng bá, tiếp thị tại một số sàn giao dịch bất động sản. Riêng Công ty TNHH một thành viên Bất động sản Ê Đen (Eden Real) cam kết tặng một chiếc nhẫn vàng trị giá 10 triệu đồng cho khách mua căn hộ theo hình thức ký hợp đồng góp vốn.
Song, theo phản ánh của nhiều khách hàng, nhẫn vàng đeo vài tháng đã trầy xước, bong hạt. Một khách hàng mua căn hộ trong dự án này bức xúc: "Eden Real phủi trách nhiệm, rằng nhẫn hỏng thì tìm Công ty Cửu Long, còn muốn hoàn vốn căn hộ thì tìm chủ đầu tư là Công ty Ngân Thanh".
as
Hiện trạng công trường dự án căn hộ The Montana Apartment quận Tân Phú chỉ có những hàng cọc và ngừng thi công từ cách đây khoảng 5 tháng. Ảnh: Vũ Lê.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Eden Real Đào Văn Biết giải thích, công ty đã kết thúc hợp đồng với Công ty Ngân Thanh từ trước Tết Canh Dần nên hiện nay không thể giải quyết được những việc liên quan đến dự án The Montana Apartment.
Lý do Eden Real ngừng phân phối sản phẩm cho Ngân Thanh vì chủ đầu tư chưa thanh toán đủ số tiền hoa hồng phân phối sản phẩm cho đơn vị môi giới. Ông Biết cho rằng Eden Real cũng là nạn nhân trong dự án này, bởi số tiền Ngân Thanh còn chưa tất toán xem như khoản nợ khó đòi, thậm chí không đòi được.
Trả lời về trách nhiệm của đơn vị môi giới, phân phối bất động sản khi dự án không thuận buồm xuôi gió gây tổn thất cho khách hàng, ông Biết phân bua: "Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm của mình bằng cách nối liên lạc cho chủ đầu tư và khách hàng thương lượng tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, từ Tết Canh Dần đến nay, chính Eden Real cũng không thể tìm được chủ đầu tư".
Về món nữ trang do Eden Real khuyến mãi cho khách hàng mua căn hộ là chiếc nhẫn vàng trị giá 10 triệu đồng chỉ đeo vài tháng thì hỏng, ông Biết cho biết: "Eden Real đã ký hợp đồng đặt mua món hàng khuyến mãi này với Công ty trang sức Cửu Long nên giá trị và chất lượng của sản phẩm sẽ do đơn vị này chịu trách nhiệm. Khách hàng nên tìm Công ty Cửu Long để bảo hành và sửa nếu sản phẩm bị hỏng".
a
Mặt tiền của dự án The Montana Apartment. Ảnh: Vũ Lê.
Ngày 12/4 nhà thầu là Công ty Lilama SHB giải thích mình vô can trong vụ lừa bán căn hộ The Montana Apartment. Ngày 14/4 Công ty Eden Real, đơn vị phân phối chính thức dự án này cho khách hàng lại tự nhận là nạn nhân của dự án. Chủ đầu tư biệt tăm không thực hiện cam kết hoàn tiền góp vốn mua căn hộ cho khách hàng. Cuối cùng, chỉ có người mua nhà lãnh đủ vì rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, nhà không có, hàng khuyến mãi rởm, tiền chưa lấy lại được, mà đi đòi cũng không tìm được chủ đầu tư.
Trao đổi với VnExpress.net ngày 14/4, Phó chủ tịch thường trực UBND quận Tân Phú Phan Tấn Lực cho biết, quận đã chỉ đạo Công an kinh tế vào cuộc điều tra hoạt động của Công ty cổ phần Ngân Thanh. Nếu doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo sẽ xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực để tiếp tục triển khai dự án, có thể "bán" nợ cho một công ty khác để tiếp tục làm dự án nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân.
Ông Lực cho biết thêm, dự án The Montana Apartment có đầy đủ yếu tố pháp lý, đã được quận thuận chủ trương và địa điểm đầu tư, Sở Xây dựng cũng đã cấp phép và chủ đầu tư đã tiến hành khởi công, làm phần cọc móng. Công trình này cũng nằm trong danh sách các dự án được quận khảo sát, kiểm tra. Tuy nhiên, ông Lực cho hay, việc mua bán như thế nào là giao dịch dân sự giữa chủ đầu tư và khách hàng, địa phương không can thiệp vào. Nếu có tranh chấp xảy ra hoặc chủ đầu tư không thể tiếp tục thực hiện dự án thì vấn đề này sẽ được tòa án giải quyết theo luật định.
Tọa lạc trên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, dự án The Montana Apartment gồm một hầm, một trệt, và 16 lầu. Tổng diện tích sàn xây dựng 15.600 m2 với 89 căn hộ và được bán theo hình thức hợp đồng góp vốn từ cuối năm 2009, với giá 17-20 triệu đồng một m2 đã bao gồm VAT.
Vũ Lê

, ,

Chiêu câu khách của các dự án địa ốc hạng sang

Chiêu câu khách của các dự án địa ốc hạng sang

Chiêu câu khách của các dự án địa ốc hạng sang

Các đại gia trong làng bất động sản Hà Nội đang ồ ạt tung hàng với nhiều chiêu câu khách nhằm xốc lại thị trường khi mà các giao dịch vẫn chưa khởi sắc.
> Đất nền Hà Nội tăng giá, chung cư chững lại


Ngay sau khi bán hơn 180 căn hộ ở phía Tây vào cuối năm 2009, Indochina Land tiếp tục đợt chào 207 căn tiếp theo thuộc tòa tháp phía Đông của dự án Indochina Plaza Hà Nội với giá 2.900 USD đến 3.300 USD mỗi m2. Để giảm tải gánh nặng tài chính cho khách hàng, chủ đầu tư đã hợp tác với ngân hàng Vietcombank cho người mua vay trả góp 60% giá trị căn hộ trong 20 năm.
Được mệnh danh là New York giữa lòng Hà Nội, khu nhà liền kề gần 1.500 m2 thuộc dự án Richland Southern (Cầu Giấy - Hà Nội) bàn giao 22/4 tới cũng miễn phí quản lý tòa nhà, bao gồm quản lý hành chính, bảo vệ, kỹ thuật điện nước, chăm sóc cây cảnh và tạp vụ trong hai năm đầu. Khách hàng sẽ được miễn phí dịch vụ trị giá 10.000 - 12.000 đồng một m2 nhà một tháng.
Dự án hạng sang Azura (Đà Nẵng) ra mắt ngày 16/4 ở Hà Nội cũng đưa ra chiến thuật khuyến mại giảm 5% giá trị căn hộ cho những khách hàng đặt mua trong hai ngày đầu tiên. Với giá bán từ 1.500 đến 3.000 USD mỗi m2 cho các căn hộ có 1-4 phòng ngủ, chủ đầu tư VinaCapital đã khiến thị trường khá sốc, bởi thực tế với nhà đầu tư Hà Nội, mua một căn hộ giá gốc không đơn giản chứ đừng nói tới chuyện được khuyến mại.
Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower vẫn đình đám trên thị trường mặc dù liên tiếp xảy ra các sự cố về tai nạn lao động khiến không ít người bán tín bán nghi. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá, chiến thuật của chủ đầu tư mở bán nốt 20% còn lại trong tổng số hơn 900 căn hộ đang xây dở trên đường Phạm Hùng đúng vào thời điểm nhạy cảm, khi có quá nhiều ì xèo quanh các sự cố chưa chấm dứt, là một hành động khôn ngoan vì nhờ vậy mà dự án nổi như cồn.
anh-dep1[1].jpg
Trong khi thị trường chung cư chững lại, nhiều chủ đầu tư dự án hạng sang ồ ạt xả hàng. Ảnh: Bảo Đăng
Theo đánh giá của Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), nhu cầu căn hộ hạng sang có giá trên 1.500 USD mỗi m2 tại thị trường Hà Nội đang rất thấp. Thống kê cho thấy, trong quý một có khoảng trên 5.000 căn hộ được chào bán, trong đó, 91% là hạng trung cấp, 4% là hạng bình dân và 5% hạng sang. Các dự án hạng sang được chào bán lại chủ yếu do tiến độ bán chậm từ đợt trước.
Tuy nhiên, bước sang đầu quý hai, hàng loạt dự án hạng sang được ồ ạt bán ra với những chiêu câu khách rầm rộ có thể coi là bước đầu tái khởi động phân khúc nàyÔng Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, khi thị trường đang chững lại, việc tăng giá bán sẽ khó được thị trường chấp nhận buộc các chủ đầu tư phải có các chiêu câu khách để kích cầu. Bước sang quý 2, địa ốc Hà Nội sẽ khởi sắc, do đó, các chủ đầu tư đã tung hàng đón đầu thị trường.
Cũng theo ông Võ, nhà đầu tư luôn tìm cách bán hàng bằng mọi giá. Tranh thủ lúc thị trường chững lại, các chủ đầu tư mở đợt khuyến mãi bằng nhiều hình thức để đẩy nhanh lượng hàng tồn kho đang có. Giảm giá bán luôn được nhiều người quan tâm vì hình thức này giúp cho khách hàng có thể sở hữu được các căn hộ giá cao mà bình thường khó tiếp cận. "Chiến thuật này sẽ vô cùng giá trị bởi có thể tăng sức mua nhất là khi thị trường đang chững lại. Các chủ đầu tư đã tính toán kỹ để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, sớm quay vòng cho dự án tiếp theo nên các hình thức khuyến mãi luôn đặt trong một giới hạn nhất định", ông Võ nói.
Ông Matthew Koziora, Giám đốc kinh doanh và Tiếp thị Công ty VinaCapital, cho rằng, mặc dù thị trường căn hộ cao cấp Hà Nội bán khá chậm, khách hàng Hà thành vẫn được nhiều nhà đầu tư nhắm đến. Đối với phân khúc cao cấp, các chủ đầu tư không hướng đến đối tượng khách hàng số đông, mà chỉ tập trung vào một số khách hàng tiềm năng. Ông Matthew Koziora nhận định, những dự án có chất lượng tốt vẫn bán chạy nếu như chủ đầu tư đưa ra các chính sách giá phù hợp vào đúng thời điểm cũng như có các hình thức khuyến mãi hấp dẫn. "Giá khởi điểm cao, thấy ế, chủ đầu tư mới hạ thấp xuống sẽ không tạo được niềm tin cho khách hàng. Chủ đầu tư khôn ngoan sẽ đưa ra mức giá hợp lý đi từ thấp đến cao để thăm dò phản ứng thị trường", ông Matthew Koziora nói.
Theo ông Nguyễn Dũng Minh, Giám đốc Bộ phận Đại lý Bán hàng Công ty nghiên cứu Bất động sản Savills Việt Nam, trong khi thị trường đang chững lại, các chủ đầu tư tham gia vào thị trường cao cấp đã phải có một quá trình phân tích và lập dự án đầu tư rất lâu. Dự án cao cấp thường có công ty tài chính đứng sau lưng nên nguồn vốn đảm bảo. Ông Minh nhận định, trong thời gian qua, giá cả nguyên vật liệu cũng như lãi suất ngân hàng phập phồng khiến nhiều chủ đầu tư tự ý tăng giá bán gây mất lòng tin cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với các căn hộ cao cấp, chủ đầu tư có kinh nghiệm trong quá trình lập dự án nên ít xảy ra hiện tượng bất ngờ tăng giá. Vì vậy, phân khúc này vẫn được khách hàng yên tâm lựa chọn.
"Xây dựng dự án không phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ bán hàng, do đó, chủ đầu tư các dự án cao cấp không phải chịu áp lực xả hàng. Họ có thể bán hàng thành nhiều đợt ngay cả khi thị trường trầm lắng để đón đầu thị trường", ông Minh nói.
Hoàng Lan

, ,

Công ty bán khống đất thuyết phục người mua tiếp tục đầu tư

Công ty bán khống đất thuyết phục người mua tiếp tục đầu tư

Công ty bán khống đất thuyết phục người mua tiếp tục đầu tư

Hôm qua, Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, đơn vị huy động vốn trái phép vào khu đô thị Thanh Hà (Hà Nội), khẳng định đã thỏa thuận xong với Cienco 5 Land để họ được quyền đầu tư vào dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã phủ nhận thông tin này.
> Bán khống dự án đất nền Thanh Hà


Chiều 22/4, tại hội nghị khách hàng, ông Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5 đã động viên khách hàng tiếp tục đầu tư dự án Thanh Hà, phía công ty sẽ lập danh sách và chuyển toàn bộ số tiền cho cho chủ đầu tư Cienco 5 Land.
Ông Bình khẳng định, Chủ tịch HĐQT Công ty Cienco 5 Land đã thống nhất để Công ty 1/5 được quyền ưu tiên đầu tư vào khu đô thị Thanh Hà. "Ngày 20/4 tôi đã gặp anh Thân Đức Nam, Chủ tịch Cienco 5 Land tại Đà Nẵng. Anh Nam đã cam kết sẽ thực hiện hợp đồng vay vốn, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hôm nay", ông Bình nói.
Trong trường hợp khách hàng không muốn tiếp tục đầu tư, Công ty 1/5 cam kết dùng tài khoản của công ty để tại ngân hàng SHB và Vietinbank là 400 tỷ đồng để hoàn vốn lại cho khách hàng. "Số tiền được trả lại theo đúng phiếu thu. Trong trường hợp các đại lý thu chênh, chúng tôi sẽ phối hợp với đại lý bồi hoàn khoản chênh đó", bà Nguyễn Thị Kim Thoa, kế toán trưởng của công ty cho hay.
Tuy nhiên, trao đổi báo chí cùng ngày, ông Thân Đức Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cienco5 Land khẳng định, mọi vấn đề đều được thực hiện bằng văn bản và ông cũng không hứa hẹn gì với Công ty 1/5. "Hiện công an đang điều tra, việc đúng sai sẽ do cơ quan chức năng kết luận. Họ nói ông Nam hứa, ông Nam cam kết thì phải có văn bản, bằng chứng. Chứ tôi không có ký kết hay hứa gì với họ cả", ông Nam nói.
A
Khách hàng đăng ký nguyện vọng xin rút vốn tại dự án Thanh Hà. Ảnh: Hoàng Lan.
Tại hội nghị khách hàng, Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5 cũng gợi ý khách hàng đã giao vốn dự án Thanh Hà có thể chuyển hướng đầu tư sang dự án Nam Đàn Plaza (trên đường Phạm Hùng - Hà Nội), sẽ được ưu tiên với giá gốc. Ông Bình khẳng định, dự án này có tổng vốn đầu tư 3.900 tỷ đồng. Công ty 1/5 là một trong những cổ đông góp vốn chính thức, đã được giải phóng xong mặt bằng, có giấy phép xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông này cũng hứa sẽ photo có công chứng sổ đỏ cũng như các tài liệu liên quan dán trước công ty để khách hàng kiểm chứng.
Tuy nhiên, sau hội nghị, hàng chục người đã chen lấn xin nộp đơn để rút lại tiền.
Công ty 1/5 ký hợp đồng tín dụng với Cienco 5 Land với nội dung cho Cienco 5 vay 200 tỷ đồng. Đổi lại, đối tác này được ưu tiên thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư vào khu đô thị Thanh Hà.
Tuy nhiên, theo Cienco 5 Land, do Công ty 1/5 không có tiền giao theo đúng thỏa thuận nên đã có văn bản thông báo dừng hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty 1/5 đã sử dụng bản hợp đồng đã bị hủy để huy động hơn 300 tỷ đồng vào dự án Thanh Hà. Vì vậy Cienco 5 Land đã đề nghị công an điều tra.
Ngày 21/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5.
Hoàng Lan

, ,

Chủ dự án The Montana hứa trả tiền cho khách hàng

Chủ dự án The Montana hứa trả tiền cho khách hàng

Chủ dự án The Montana hứa trả tiền cho khách hàng

Ngày 29/4, hơn chục khách hàng bị vạ lây vì mua căn hộ The Montana Apartment (Tân Phú, TP HCM) đã được chủ đầu tư dự án là Công ty Ngân Thanh cam kết trực tiếp hoàn tiền góp vốn từ ngày 15/5.
> Mua nhà được khuyến mãi nhẫn rởm / Bán 'xổi' căn hộ không nền móng


Chiều 29/4 thành viên HĐQT Công ty cổ phần Ngân Thanh, bà Lâm Thị Kim Thanh gửi lời xin lỗi trực tiếp đến khách hàng vì không thể tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch, khiến nhà đầu tư bị nhiều thiệt thòi suốt nhiều tháng qua. Bà Thanh khẳng định sẽ hoàn tiền cho khách hàng cả gốc và lãi.

Phương án hoàn tiền được bà Thanh đưa ra gồm 3 đợt, kéo dài trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ ngày 15/5 và kết thúc vào giữa tháng 7 năm nay. Đợt đầu tiên chủ đầu tư sẽ trả 10 % tổng giá trị góp vốn mua căn hộ, đợt 2 trả 30% và số còn lại sẽ trả vào tháng thứ ba. "Công ty quá khó khăn nên không thể tất toán tiền nợ khách hàng trong một lần mà phải chia thành nhiều đợt. Lãi suất được tính từ ngày khách hàng nộp tiền", bà Thanh nói.
a
Mặt tiền khu đất dự án The Montana Apartment trên đường Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú. Ảnh: Vũ Lê.
Mặc dù được chủ đầu tư ra mặt hứa hoàn vốn, song khách hàng vẫn bán tín bán nghi về nội dung cam kết này. Bởi lẽ, nhiều người đã từng nhận được lời hứa trả tiền từ chủ đầu tư đến hàng chục lần nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được đồng nào.

Trong một diễn biến khác, phía nhà thầu thi công dự án này là Công ty Lilama SHB tiết lộ có thể mua lại dự án để duy trì quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư chưa có câu trả lời cuối cùng về số phận của dự án.
Tọa lạc trên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, dự án The Montana Apartment gồm một hầm, một trệt, và 16 lầu. Tổng diện tích sàn xây dựng 15.600 m2 với 89 căn hộ và được bán theo hình thức hợp đồng góp vốn từ cuối năm 2009, với giá 17-20 triệu đồng một m2 đã bao gồm VAT.
Công ty cổ phần Ngân Thanh bán căn hộ dự án The Montana Apartment, thu tiền góp vốn 30-80% giá trị căn hộ trong khi dự án chỉ mới có mấy cây cọc trống không.
Vũ Lê

, ,

Đại gia Hà thành đổ xô đầu tư nhà nghỉ dưỡng phía Bắc

Đại gia Hà thành đổ xô đầu tư nhà nghỉ dưỡng phía Bắc

Đại gia Hà thành đổ xô đầu tư nhà nghỉ dưỡng phía Bắc

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phía Bắc khởi động từ giữa năm 2009 đến nay càng tăng nhiệt khi hàng loạt nhà đầu tư ở Hà Nội dồn sức chạy đua vào phân khúc này.


Trước đây, số lượng biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng tại các dự án bất động sản du lịch chủ yếu tập trung ở miền Trung như Ninh Thuận, Đà Nẵng, Hội An, song nay miền Bắc lại thu hút được sự quan tâm của nhiều đại gia. Giới kinh doanh địa ốc cho rằng, hàng loạt dự án nhà nghỉ dưỡng ở Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình), khu Cát Bà (Hải Phòng)... sẽ tạo ra một làn sóng mới cho thị trường nhà nghỉ dưỡng phía Bắc.
Đầu tiên phải kể đến Công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC) triển khai dự án Cát Bà Amatina tại Hải Phòng quy mô hơn 172 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới một tỷ USD với 6 khu resort, khoảng 1.000 biệt thự sinh thái. Một số khách sạn và khu dịch vụ 5 sao tiêu chuẩn quốc tế sẽ hoàn thành hạ tầng vào năm 2012. Ngoài ra, dự án còn có các khu vui chơi giải trí trên cạn, mặt nước và dưới nước, các khu dành riêng để tổ chức các hội nghị quốc tế, bến du thuyền, bến cảng du lịch, các khu kinh doanh thương mại và mua sắm.
A
Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina. Ảnh: Vinaconex ITC
Không chịu thua kém, tháng 4 tới, Công ty Archi Reenco Hòa Bình cũng chuẩn bị khởi công dự an Lâm Sơn resort ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) rộng 66 ha gồm 100 phòng khách sạn, 100 khu nhà nghỉ dưỡng tách biệt và 120 biệt thự sinh thái theo tiêu chuẩn 4 sao, tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD. 
Ngoài ra phải kể đến khu nghỉ dưỡng The Grand Arena Hill của Công ty cổ phần Đầu tư Gia Tuệ gồm một khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 40 căn biệt thự nằm trên địa bàn huyện Ba Vì; dự án The Queen Villas (Ba Vì) của Công ty cổ phần Đầu tư du lịch và Thương mại Hải Linh...
Giới chuyên gia đánh giá, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phía Bắc vẫn còn ở dạng tiềm năng. Ông Trần Ngọc Quang, Tổng giám đốc Công ty Vinaconex ITC cho rằng, chỉ trong 5 năm tới, thị trường bất động sản du lịch sẽ có sự chuyển động rất lớn. "Để chuẩn bị cho 5 năm tới, ngay từ thời điểm này, tất cả sự chuẩn bị của chúng ta phải được triển khai", ông Quang nói.
Còn theo ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Archi Land Việt Nam, thực tế, nhà nghỉ dưỡng phía Bắc chưa nhiều và đây chính là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính. Nghiên cứu của CBRE, có tới 80% số khách hàng mua căn hộ và biệt thự trong các khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và TP HCM đến từ Hà Nội. "Điều đó cho thấy, nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân Hà Thành rất lớn. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, phân khúc nhà nghỉ dưỡng phía Bắc sẽ tạo ra một làn sóng mới", ông Trung nhận định.
Cũng theo ông Trung, trong khi các căn hộ biệt thự nhà nghỉ dưỡng phía Nam và Trung được chào bán với giá từ 800.000 đến 1 triệu USD thì ở khu vực phía Bắc chỉ khoảng 300.000 USD mỗi căn. Giá bất động sản "mềm" hơn cũng là một yếu tố thu hút khách hàng ở thị trường miền Bắc hơn các khu vực phía Nam và Trung.
Số liệu từ Tổng cục Du lịch, trong tháng một lượng du khách đến Việt Nam khoảng hơn 430.000 lượt. Đến tháng 2, con số này tiếp tục tăng thêm 3,5% với khoảng gần 450.000 lượt. Trong năm 2010, ngành du lịch cũng đề ra mục tiêu đón 6 - 6,5 triệu lượt khách quốc tế, với doanh thu khoảng 4,5 tỷ USD. Sự gia tăng mạnh cả về số lượng và doanh thu từ hoạt động này sẽ mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường bất động sản du lịch của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia dự đoán, bên cạnh Đà Nẵng thì nhà nghỉ dưỡng ở Hải Phòng, Ba Vì, Hòa Bình sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Hải Phòng đã đầu tư hệ thống bể lọc nước biển để nước biển Đồ Sơn trong như nước biển Nha Trang hay nghiên cứu xây dựng bể bơi nước nóng có vòm kính để mùa đông vẫn có thể bơi và nhìn ra biển.
Theo đồ án Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ. Hành lang xanh này chiếm 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ những khu vực tự nhiên quan trọng như hệ thống sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hương Tích, Sóc Sơn. Thêm vào đó, sự hoàn thiện dần đường Láng - Hòa Lạc, đường 32 và các đường vành đai... đang từng bước bước hoàn thiện và lưu thông tạo nên hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kéo gần khoảng cách từ nội đô đến các vùng ven càng làm bất động nghỉ dưỡng phía Bắc có thêm cơ hội phát triển.
Hiếu Ngân

, ,

Khu đô thị 'hoang' Nhơn Trạch

Khu đô thị 'hoang' Nhơn Trạch

Khu đô thị 'hoang' Nhơn Trạch

Trong khi cò đất liên tục phao tin đất nền Nhơn Trạch (Đồng Nai) đang tăng giá theo tiến độ hạ tầng Đông Nam bộ cuối quý một, thì thực trạng triển khai các dự án nhà ở tại huyện này rất èo uột, chủ yếu "treo".
> Đua giành thị phần địa ốc Đông Nam bộ / Nhà đất 'nóng' theo dự án hạ tầng miền Đông Nam bộ


Tách ra từ huyện Long Thành, Nhơn Trạch được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể thành thành phố công nghiệp hiện đại đến năm 2020. Được định hướng sẽ là thành phố vệ tinh của tỉnh Đồng Nai và TP HCM trong tương lai, với "đường mở" là sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và một chiếc cầu bắc từ quận 9 sang; Nhơn Trạch trở thành điểm kết nối lý tưởng giữa Sài Gòn với Đông Nam bộ. Quý một vừa qua, khi thông tin diễn biến hạ tầng này được công bố rầm rộ, làn sóng đầu tư tìm về Nhơn Trạch càng bị các nhà môi giới thổi phồng.
Thế nhưng, theo ghi nhận của VnExpress.net, hàng loạt dự án, đặc biệt là dự án nhà ở tại đây bị "treo" ngược. Đi đâu ở Nhơn Trạch cũng dễ dàng tìm thấy bảng hiệu "Mua bán đất - thổ - vườn", biển báo dự án khu dân cư nhưng chưa xây và thậm chí còn có cả những khu đô thị bị bỏ quên.
Ở hai xã Phú Hội và Long Tân, khu vực được xem là trung tâm của huyện Nhơn Trạch, có hơn chục dự án nhà ở đang triển khai một cách ỳ ạch, treo luôn quyền lợi của người dân.
a
Bảng giới thiệu đất đặt nhan nhản bên lề đường đi vào thành phố Nhơn Trạch. Ảnh: Vũ Lê.
Là một trong những dự án tiên phong trên địa bàn xã Long Tân, dự án Thiên Nam rộng 30 ha đã treo 10 năm. Năm 2001, Công ty xây dựng thương mại Thiên Nam đệ đơn lên UBND tỉnh Đồng Nai xin giới thiệu địa điểm đầu tư. Năm 2002, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm cho công ty này thời hạn hiệu lực là 6 tháng. Trong năm này, tỉnh Đồng Nai có công văn chấp thuận cho huyện Nhơn Trạch kiểm kê, tính toán, áp giá, lập phương án đền bù dự án với kinh phí dự kiến 8,5 tỷ đồng.
Được tạm giao đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư xây dựng khu dân cư trong năm 2003, Thiên Nam còn được gia hạn dự án liên tục trong hai năm 2004-2005. Dự án này cũng được tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 9/2004 trong khi cứ án binh bất động không thực hiện. Trong năm 2009 huyện đã đề nghị thu hồi dự án này vì chủ đầu tư "mất tích", suốt nhiều năm liền không liên hệ chính quyền địa phương để thực hiện dự án. Một thập niên trôi qua, dự án khu dân cư Thiên Nam chỉ tồn tại trên giấy, bãi đất hoang cỏ mọc đầy, nhưng hậu quả khôn lường là làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của 53 hộ dân địa phương.
a
Bảng thông tin chi tiết của dự án Thiên Nam, dự án treo khoảng 10 năm, chủ đầu tư không liên lạc được, làm treo quyền lợi của hơn 50 hộ dân địa phương. Ảnh: Vũ Lê.
Bà Nguyễn Thị Kim Loan, cư dân ngụ tại xã Phú Hội là một trong những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thiên Nam. Bà kể, đất của gia đình nằm trong dự án Thiên Nam có 5 công, bà giữ cho người anh 3 mẫu. Công ty này chỉ mời bà lên làm việc vào cuối năm 2005, và đó là lần duy nhất. Thời điểm đó, bà bị áp giá đền bù bèo bọt 5.400 đồng mỗi m2. "Thời đó nếu chủ đầu tư thêm tiền chút đỉnh đền bù thì dân đi rồi, nhưng cũng không có thỏa thuận gì cả, rồi một đi không trở lại, treo luôn đến nay", bà Loan nói.
Người phụ nữ này phân tích, bây giờ, giá đền bù phải khác, bởi vì dự án bên trong đền bù 4 tỷ đồng một mẫu. Với đất mặt tiền đường 25B - trung tâm huyện, bà Loan cho rằng giá đền bù phải 10 tỷ đồng một mẫu. "Vì chủ đầu tư vắng mặt, dự án treo nên treo luôn quyền lợi của dân, không làm chủ quyền, không chuyển nhượng được", bà Loan than.
Trường hợp tương tự là dự án khu dân cư - thương mại 25 ha do Công ty địa ốc Chợ Lớn làm chủ đầu tư. Tháng 10/2003, tỉnh ra quyết định chấp thuận địa điểm, đến tháng 11/2004 dự án tiếp tục được duyệt quy hoạch chi tiết, sau đó huyện ra quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên khi địa phương tiến hành kiểm tra hiện trạng, dự án chỉ thu hồi được mặt bằng của 14 trên tổng số 58 hộ. Một trong những nguyên nhân khiến việc thu hồi trì trệ là do giá đền bù không hợp lý.
a
Con đường nối từ TP HCM (hướng phà Cát Lái) đi vào huyện Nhơn Trạch nhiều năm qua chưa được mở rộng. Ảnh: Vũ Lê.
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư dù chỉ rộng 9 ha do Xí nghiệp tư doanh xây dựng Phương Đông làm chủ đầu tư, cũng xếp vào diện chậm triển khai bị đề nghị thu hồi đất. Đầu năm 2005 dự án được thuận địa điểm, được cấp quyết định thu hồi tổng thể vào cuối năm 2008. Thế nhưng mãi đến năm 2010 vẫn chưa đền bù xong. Lý do đền bù chậm là công ty này áp theo giá nhà nước, trong khi đó dự án kế bên lại được đền bù theo kiểu hoán đổi đất, tăng gấp 3 lần nên dân phản đối quyết liệt.
Chủ tịch UBND xã Phú Hội Châu Thanh Phong chia sẻ, dự án Thiên Nam xong hồ sơ thủ tục từ năm 2004 nhưng đến nay không chịu làm gì. Vì đất vướng quy hoạch nên không cấp được chủ quyền. Không có chủ quyền, dân không thế chấp ngân hàng để vay vốn làm ăn, không chuyển nhượng được, mọi vấn đề liên quan đều bế tắc. Đời sống của người dân liên quan đến dự án rất bấp bênh, dự án treo, tiền mất giá, dân kéo lên xã kêu ca, nhưng xã không có thẩm quyền giải quyết. Năm nào cũng vậy, xã đều có tờ trình về tình hình dự án gửi lên huyện, huyện đưa lên tỉnh, nhưng rồi cứ bặt vô âm tín. "Chủ đầu tư mất tích mà dự án vẫn tồn tại, trong khi quy định không triển khai là bị thu hồi rất rõ ràng", ông Phong nói.
Trong khi đó, Phó trưởng phòng quản lý đô thị huyện Nhơn Trạch Nguyễn Hữu Thành phân bua: "Đa số dự án bị chậm tiến độ trên địa bàn huyện đều vướng khâu thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Chỉ tính trong năm 2007 huyện đã đề xuất thu hồi đến 13 dự án được thuận địa điểm".
Ông Thành giải thích, huyện không có thẩm quyền thu hồi dự án mà chỉ đề xuất lên trên. Nếu dự án chậm bồi thường, huyện sẽ kiến nghị Sở Tài nguyên môi trường tỉnh giải quyết. Còn trong trường hợp cần phải làm biện pháp mạnh, thu hồi địa điểm và rút giấy phép chứng nhận đầu tư, huyện sẽ đề xuất Sở Kế hoạch đầu tư thụ lý giải quyết. "Hầu hết dự án bị chậm đều xin gia hạn, chỉ tính riêng khâu thu hồi đất cũng mất ít nhất gần 3 năm mới xong. Hiện đa số dự án nhà ở tại huyện đều chưa thành phẩm", ông nói.
Theo hồ sơ VnExpress.net thu thập được, tính đến năm 2009, toàn huyện Nhơn Trạch có tổng cộng 74 dự án khu dân cư với tổng diện tích 4.740 ha trải dài trên địa bàn các xã: Long Tân, Long Thọ, Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông, Phú Thạnh, Vĩnh Thanh, Phước Thiền, Phước An, Phước Khánh, Hiệp Phước. Trong đó, hầu hết dự án đều ỳ ạch trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xin gia hạn, hoặc bị đề nghị thu hồi, rất ít dự án hoàn thành.
Vũ Lê

, ,

Văn phòng cho thuê tiếp tục đà giảm giá

Văn phòng cho thuê tiếp tục đà giảm giá

Văn phòng cho thuê tiếp tục đà giảm giá

Trong quý một, giá thuê văn phòng tại Hà Nội giảm 3,6% so với quý 4 năm 2009, đạt trung bình khoảng 27 USD mỗi m2. Tuy nhiên công suất thuê đã cải thiện.
> Văn phòng cho thuê rập rình tăng giá


Theo Công ty nghiên cứu Bất động sản Savills Việt Nam, công suất thuê trung bình của thị trường văn phòng trong quý một đạt 85%, tăng nhẹ khoảng 2% so với quý trước và tương đương với mức tăng quý 3/2009. Mặc dù công suất thuê có nhiều dấu hiệu lạc quan, song, giá thuê văn phòng các hạng đều có xu hướng giảm 3,6% so với quý 4 năm 2009.
a
Nhu cầu thuê văn phòng hạng A hầu như không tăng trong quý một̉. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Lượng văn phòng hạng A được thuê trong quý một tăng hầu như không đáng kể, trong khi văn phòng hạng B giảm tới một nửa. Chỉ riêng văn phòng hạng C đạt kết quả tốt nhất. Một loạt các tòa nhà hạng A như Pacific Place, Sun City có giá chào thuê từ 60- 65 USD đến nay đều giảm xuống còn 42- 50 USD. Tòa nhà Capital Tower ban đầu được dự định cho thuê khoảng 55-60 USD, tuy nhiên đến khi đưa vào vận hành, chỉ ở mức 42 USD mỗi m2. Tòa nhà số 4 Láng Hạ vào cuối năm 2009 chào thuê với mức 33 USD đến nay giảm xuống còn 25-27 USD. Tòa nhà Kinh Đô trên đường Tây Sơn từ 28-30 USD đến nay giảm xuống còn 20- 22 USD mỗi m2.
Một số văn phòng hạng C ở khu vực ở đường Nguyễn Phong Sắc, Triệu Việt Vương, Lê Đại Hành có giá chào thuê từ 7-12 USD vẫn thu hút được nhiều khách hàng hỏi thuê.
Savills đánh giá, mặc dù nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu phục hồi kể từ cuối năm 2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang dần quay lại Việt Nam song nhu cầu văn phòng trong quý một còn rất thấp. Ông Trần Như Trung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu Công ty Savills Việt Nam, cho rằng: "Những tác động ban đầu của của quy định cấm sử dụng chung cư làm văn phòng hoặc kinh doanh thương mại khiến văn phòng hạng C được dự đoán sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong các quý tiếp theo", ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, dự kiến, giá thuê dự báo sẽ tiếp tục giảm, tuy nhiên có thể phục hồi trong vòng 12-16 tháng tới. Bởi nhiều khách thuê sẽ linh hoạt tìm địa điểm thuê mới tại các khu vực ngoài trung tâm khi nguồn cung trong khu vực trung tâm thành phố đã phủ kín.
Theo đánh giá của Savills, thị trường quý một có khoảng 610.000 m2 diện tích văn phòng, tăng 3,5% so với quý 4/2009 bao gồm 86 văn phòng hạng A, B, C phân bố trên 10 quận của thành phố. Hai tòa nhà văn phòng mới là Hà Nội Tourism Tower và Sky City Tower đã bổ sung thêm khoảng 16.600 m2 diện tích văn phòng vào tổng nguồn cung. Trong 4 năm tới, khoảng 1,9 triệu m2 văn phòng từ 120 dự án sẽ có mặt trên thị trường dẫn đến tình trạng thừa nguồn cung. Trong đó, ước tính khu vực trung tâm thành phố chỉ chiếm khoảng 5% lượng cung mới này.
Bách Hợp

, ,

CTCP Đầu tư địa ốc Tiến Phát và dự án Soho Premier

 CTCP Đầu tư địa ốc Tiến Phát và dự án Soho Premier
CTCP Đầu tư địa ốc Tiến Phát cho chúng tôi biết vừa tổ chức thành công Lễ mở bán dự án căn hộ hiện đại Soho Premier, đã lôi cuốn hơn 300 chủ đầu tư và khách hàng cùng với đó là số căn hộ bán trực tiếp đến 100% trong đợt đầu tiên chỉ khoảng 2h vỏn vẹn.


Cũng nhân dịp này, đơn vị hợp tác Công ty Tiến Phát và chủ đầu tư Công ty SGCC đã ra mắt căn hộ hiện đại Soho Premier đến đông đảo các khách hàng có nhu cầu.

Cũng vì sự thành công từ Soho Riverview, dòng sản phẩm Soho Premier sở hữu vị trí đắc địa hoàn hảo tại Q.Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Tọa lạc ngay trục đường tới khu sinh thái Thanh Đa – Bình Quới, các căn hộ thuộc dự án Soho Premier sở hữu khung cảnh ấn tượng dòng sông Sài Gòn uốn lượn mềm mại, sự phát triển của thành phố theo từng ngày, bán đảo Thanh Đa tươi đẹp và xanh mát, bán đảo Thảo Điền sang trọng.

Được xây dựng trên khuôn viên rộng 3.128m2, dòng sản phẩm Soho Premier có quy mô với 01 block gồm 01 tầng hầm và cao 14 tầng. Dự tính diện tích xây dựng là 34,9%, phần còn lại của sản phẩm sử dụng cho khuôn viên cây xanh và đường giao thông sân bãi. Tổng cộng có 168 căn hộ hiện đại với không gian rộng rãi từ 62m2 tới 94m2, Soho Premier B.Thạnh phù hợp với nhiều khách hàng khác nhau như: gia đình cơ bản, người trẻ thành đạt hoặc là nhiều thế hệ cùng chung sống.


Với vị thế gần quận trung tâm, những khách hàng sinh sống trong dự án Soho Premier can ho sẽ dễ dàng di chuyển tới những khu trung tâm cũng như các quận ngoại thành bằng các cung đường huyết mạch như: cách trung tâm tài chính Quận 2 chỉ với 10 phút, vào khu trung tâm thành phố chỉ với 15 phút, Đại Lộ Phạm Văn Đồng đi sân bay Tân Sơn Nhất chưa đầy 15 phút.

Thêm vào đó, cư dân tương lai của dự án căn hộ Soho Premier Bình Thạnh còn thỏa sức lựa chọn những tiện ích ngoại khu hiện hữu trong bán kính chỉ 1,5km chẳng hạn như: khu du lịch Bình Quới, công viên bờ kênh Thanh Đa, siêu thị Co.opmart, hệ thống giáo dục các cấp, phòng khám đa khoa Bến xe miền Đông, Trung tâm TDTT Quận Bình Thạnh…

Được sinh sống tại căn hộ Soho Premier cao cấp, các cử dân sẽ được hưởng thụ những tiện ích thiết yếu ngay trong căn hộ của mình như là: khu sinh hoạt cộng đồng, hầm đậu xe, khu dịch vụ mua sắm, công viên nội khu, nhà trẻ...

Với thiết kế theo phong cáchhiện đại và thanh lịch, những căn hộ Soho Premier Bình Thạnh với diện tích thoải mái từ 62m2 đến 94m2 đượcthiết kế vuông vức, bố trí dễ dàng các vật dụng nội thất cao cấp, phù hợp với người Á Đông.

Đồng thời, bằng sự chăm chút về thiết kế, mỗi không gian sống trong Soho Premier được tối ưu hóa công năng trên từng mét vuông nhà ở, hòa mình vào thiên nhiên, đem lại cho chủ nhân sự dễ chịu từ các làn gió mát thổi từ sông Sài Gòn.

Thiết kế không gian căn hộ của dự án Soho Premier có diện tích lớn, đồng thời có một phần không gian thiết kế biệt lập như là một căn hộ mini với mong muốn giúp cho quý vị cho thuê dễ dàng mà vẫn không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung, đồng thời dễ dàng bảo đảm được căn hộ cho thuê một cách tốt nhất.


Cuối cùng, để gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý khách đã tin tưởng, đặt trọn niềm tin với căn hộ Soho Premier , Tiến Phát Corp ra mắt buổi bốc thăm trúng thưởng cho những quý khách đã đặt mua căn hộ Soho Premier với các phần quà có giá trị như: Dàn Âm thanh Hifi Sony, Tivi LCD Sony Bravia 40inch, Điện thoại Iphone 6S 64GB.

Chưa hết, phần bốc thăm may mắn cuối chương trình dành cho khách hàng tham dự với nhiều quà tặng giá trị bao gồmBếp điện hồng ngoại Sanaky, Lò vi sóng cao cấp Sanyo Aqua, Máy ép trái cây Electroluxv.v..

Dự án Soho Premier Bình Thạnh bàn giao dự kiến vào cuối năm 2017. Vào hôm nay, dự án đã tiến hành thi công xong phần móng.

http://tienphatcorp.com/soho-premier

Khu đô thị mới và dự án Soho Premier tại Bình Thạnh

Khu đô thị mới và dự án Soho Premier tại Bình Thạnh
Theo quyết định số 3408/QĐ-UBND của UBND thành phố HCM vào năm2015,  khu sinh thái Thanh Đa - Bình Quới đã được đồng ý quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Theo đó, bán đảo Thanh Đa là khu sinh thái  kết hợp cảnh quan thiên nhiên, trung tâm thương mại và du lịch nghỉ dưỡng... với tổng mức đầu tư lên tới 30.000 tỷ đồng


Đi kèm với quyết định trên, UBND Hồ Chí Minh cũng đã đồng ý chọn Liên danh Emaar Properties PJSC và Tập đoàn Bitexco trở thành chủ đầu tư chính thức của khu đô thị sinh thái này. Chúng tôi còn được thông tin thêm, Emaar Properties PJSC cũng chính là tập đoàn xây dựng tòa tháp Burj Khalifa cao nhất thế giới tại Dubai.

Tập đoàn Bitexco vừa cập nhật những thông tin mới nhất về dự án này, Khu sinh thái Thanh Đa với diện tích 426 héc ta dự kiến sẽ trở thành khu sinh thái mới với tất cả tiện ích dành cho dân số từ 41.000 đến 50.000 người. Thanh Đa sẽ sớm là khu đô thị sinh thái phát triển theo những tiêu chí đô thị sinh thái cao cấp.

Mặt khác, khu đô thị Thanh Đa – Bình Quới sẽ dễ dàng di chuyển tới các khu vực thông qua 05 cây cầu mới, gồm cầu Bình Quới - Thảo Điền, cầu Bình Quới - Rạch Chiếc (nối Thanh Đa với quận 2) và 03 cây cầu Bình Quới - Thủ Đức 1, 2, 3 (nối Thanh Đa với quận Thủ Đức).


Đầu tháng 03/2016, UBND tp.Hồ Chí Minh đã đồng ý việc chuyển bến xe miền Đông ra quận 9. Việc này sẽ giảm ùng tắc lưu thông ở các trục đường hay diễn ra tình trạng kẹt xe như là: Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh… Nhờ vào điều này, việc di chuyển của cư dân tại khu vực Bình Thạnh sẽ thuận lợi hơn về các khu vực trung tâm cũng như ra những khu ngoại thành...

Đối với những tin tức ”hot” thế này, giới đầu tư hay khách hàng rất thích thú tới những dự án sở hữu vị trí đẹp như thế này với giá cả lý tưởng, Soho Premier Bình Thạnh chính là 1 chọn lưa tuyệt vời dành cho bạn ngay tại cửa ngõ khu sinh thái  Thanh Đa, Bình Quới

Nâng tầm đẳng cấp
Nhờ vào sự thành công không ngờ của Soho Riverview, dòng sản phẩm căn hộ Soho Premier sở hữu vị trí đắc địa vô cùng đẹp tại Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án căn hộ Soho Premier là dự án tiếp theo của đơn vị đầu tư Công ty Xây dựng Sài Gòn SGCC cùng đơn vị hợp tác đầu tư Tiến Phát Corp, dòng sản phẩm sỡ hữu quy mô với 01 block cao 14 tầng và 168 căn hộ tiêu chuẩn. Sở hữu thiết kế vuông vức, dễ dàng bố trí những vật dụng nội thất cao cấp. Căn hộ của Soho Premier có diện tích rất rộng từ 62m2 đến 94m2, hoàn toàn thích hợp với nhiều chủ nhân khác nhau gồm có: nhiều thế hệ cùng chung sống, gia đình cơ bản, người trẻ thành đạt. Quan trọng hơn, nhờ sự chăm chút về khâu thiết kế, từng không gian sống tại dự án Soho Premier đều được tối ưu hóa công năng trên từng mét vuông, ngập tràn nắng gió tự nhiên, mang tới cho chủ nhâncư dân ở đây sự dễ chịu và thoải mái từ các làn gió mát của sông Sài Gòn. Một lưu ý nữa là tại tầng trệt của Soho Premier là những shop house khá tiện lợi cho việc vừa ở vừa kinh doanh.


Không chỉ được hưởng những tiện ích nội khu cao cấp như là: khu mua sắm, khu sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, khu công viên nội khu, hầm đậu xe thông thoáng… các cư dân tương lai của dự án căn hộ Soho Premier Bình Thạnh còn thỏa sức chọn những tiện ích ngoại khu hiện hữu trong vòng bán kính chỉ 1,5km ví dụ như: hệ thống trường học các cấp, siêu thị Co.opmart, phòng khám đa khoa, công viên bờ kênh Thanh Đa, khu du lịch Bình Quới Trung tâm TDTT Quận Bình Thạnh, Bến xe miền Đông…

Với lợi thế gần trung tâm thành phố, cư dân Soho Premier sẽ dễ dàng kết nối….

Đăng ký ngay để sự kiện ra mắt tại Hotel Duxton, Quận 1. Hotline: 0902.668.696 .Website: tienphatcorp.com

Soho Premier sở hữu giá bán phải chăng chỉ tầm 1,6 tỷ/căn,chắc chắn sẽ tiếp tục sự thành công trong dòng dự án căn hộ Soho được khách hàng tin tưởng vì vị trí thuận lợi đồng thời  giá trị gia tăng cao theo thời gian. Dự án căn hộ Soho Premier Bình Thạnh bàn giao dự kiến vào cuối năm 2017. Đến nay, dự án đã thi công xong phần móng.

Thông tin cập nhật về dự án Soho Premier http://tienphatcorp.com/soho-premier

Tòa nhà văn phòng PVI

Tòa nhà văn phòng PVI

Tòa nhà văn phòng PVI

Sáng 29/1, lễ động thổ tòa nhà văn phòng Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã diễn ra tại lô đất văn phòng 2, khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.


Tòa nhà PVI được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 4.950 m2, trong đó, diện tích xây dựng khoảng 2.150 m2. Tòa nhà cao 26 tầng nổi với tổng diện tích sử dụng khoảng 54.000 m2 sàn và một tầng hầm rộng 2.700 m2. Dự kiến sau khi hoàn thành, PVI Tower sẽ là một trung tâm văn phòng hiện đại, đạt tiêu chuẩn văn phòng hạng A, nơi làm việc của 5.000 cán bộ, công nhân viên.
Phối cảnh dự án.
Phối cảnh dự án.
PVI Tower được Công ty Archi Pháp – Việt Nam thiết kế đồng bộ, đa chức năng, hài hòa các yếu tố với khí hậu địa phương, tiết kiệm năng lượng đồng thời thân thiện với môi trường tạo không gian làm việc thoải mái cho cán bộ, công nhân viên. Dự án được áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến.
Tòa nhà có quần thể văn phòng cho thuê, nhà hàng, khu giải trí, trung tâm hội thảo với khả năng tổ chức các sự kiện, tổ chức hội nghị, hội thảo cho 700 người. Ngoài ra, PVI Tower còn có phòng tập thể dục thể thao cho nhân viên và không gian nghỉ ngơi cho chuyên gia, cán bộ cao cấp.
f
Đại diện Constrexim holdings và PVI ký kết hợp đồng chuyển giao.
Dự án do Constrexim holdings làm chủ đầu tư với tổng số vốn 50 triệu USD. Theo dự kiến, PVI Tower sẽ được hoàn thành sau 3 năm nữa. Sau lễ động thổ, đại diện Constrexim holdings và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đã ký hợp đồng chuyển giao PVI Tower cho PVI tiếp quản và sử dụng khi công trình hoàn thành.
Phương Thảo

, ,

Năm nay bất động sản có nhiều cơ hội bứt phá

Năm nay bất động sản có nhiều cơ hội bứt phá

Năm nay bất động sản có nhiều cơ hội bứt phá

Nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang bất động sản khi sàn vàng đóng cửa, hàng tỷ USD đổ vào các dự án hạ tầng, kinh tế vĩ mô ổn định… là những cơ hội để địa ốc năm nay vươn lên.


Ông Matthew Powell, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Savills Việt Nam: "Ra Tết, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ lấy lại phong độ".
P
Ông Matthew Powell. Ảnh: H. L
Trong năm nay sẽ có một lượng nhà đầu tư chuyển từ kênh vàng sang bất động sản do tháng 3 tới sàn vàng ngừng hoạt động. Theo thời gian, thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng trưởng thành, nhà đầu tư đã chuyển từ tầm nhìn ngắn sang dài hạn. Năm 2009 nhiều nhà đầu tư lướt sóng đã thất bại do tâm lý a dua, đồn thổi, bước sang năm nay, họ sẽ rút kinh nghiệm, bỏ qua tâm lý "ăn xổi ở thì".
Trong khi nguồn cung của các phân khúc được dự báo khá rõ ràng thì lượng cầu vẫn là con số "bí ẩn" vì không thể thống kê chính xác, bởi ngoài những người có nhu cầu thực còn có các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nguồn cầu là một bí ẩn khó xác định, vì vậy thay vì cố tìm kiếm lượng cầu, các chủ đầu tư cần xác định rõ thị trường mục tiêu, phân khúc cần hướng tới cũng như thị hiếu của khách hàng.
Khởi sắc chưa hẳn đã tốt, điều quan trọng là thị trường cần sức khỏe ổn định, chắc chắn. Quyết định đầu tư bất động sản không cần thiết phải là thời điểm bùng nổ, quan trọng là túi tiền bạn có và khả năng hiểu biết thị trường. Thị trường thời điểm này không tệ, có chăng chậm hơn chút ít vì giáp Tết. Tôi cho rằng có thể yên tâm vì chỉ cần ra Tết, thị trường sẽ lấy được phong độ.
Ông Đặng Hùng Võ, Cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên- Môi trường: "Sốt cục bộ ở một số phân khúc".
Ông
Ông Đặng Hùng Võ. Ảnh: NVCC.
Với những "kinh nghiệm" đã có từ năm 2009, thị trường bất động sản năm 2010 sẽ khởi sắc hơn, tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng sốt cục bộ, nóng lạnh thất thường ở một số phân khúc tại Hà Nội như đất nền dự án, nhà chung cư. Tình hình sốt cục bộ ở Hà Nội sẽ rõ nét hơn TP HCM.
Thị trường bất động sản cần rất nhiều vốn huy động từ nhân dân, ngân hàng hoặc chính sách kích cầu của Chỉnh phủ... Tỷ lệ sử dụng vốn vay để mua bất động sản cũng như sự lệ thuộc vào kênh ngân hàng ở TP HCM cao hơn rất nhiều so với Hà Nội do tâm lý người miền Bắc thường ăn chắc mặc bền. Chính sách, giải pháp của Nhà nước về vốn thế nào, thị trường sẽ diễn biến theo. Có vốn thị trường bất động sản sẽ sống, hết vốn thị trường suy giảm, vốn tăng thị trường ấm, vốn giảm thị trường nguội. Năm 2010, người dân Hà Nội sẽ không đổ xô vào khu trung tâm mà "dịch chuyển" ra khu vệ tinh lân cận.
Nhìn chung thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa công khai, minh bạch và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro trong các giao dịch, đặc biệt là nhà dự án. Muốn thị trường bình ổn, không sốt nóng cục bộ, đóng băng, găm hàng tích trữ... cần phải xây dựng chính sách hữu hiệu.
Ông Phạm Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Thẩm định giá Thế kỷ (thuộc CEN Group): "Đầu năm sẽ thiết lập mặt bằng giá mới".
AÒnh: HoaÌng
Ông Phạm Thanh Hưng. Ảnh: Hoàng Hà.
Thị trường bất động sản năm 2010 vẫn còn là một ẩn số, tuy nhiên ở một số phân khúc như dự án cao cấp có thể giảm giá. Thị trường sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới vào những tháng đầu năm và sau đó, lượng giao dịch có thể sẽ tăng lên.
Giữa hai miền Nam-Bắc cũng có sự khác biệt về tính chất và hành vi của các bên tham gia giao dịch. Thị trường TP HCM biến động nhanh hơn, biên độ giá cũng thay đổi lớn hơn nhiều so với Hà Nội, đồng thời thông tin về thị trường cũng khá minh bạch. Tỷ lệ sử dụng vốn vay để mua bất động sản ở TP HCM cao hơn khá nhiều so với Hà Nội.
Điều đáng lưu ý là càng ngày thị trường bất động sản càng "nhạy" với chính sách. Trong vòng hai năm qua, số lượng các chính sách được ban hành tác động vào thị trường khá nhiều (về việc kinh doanh, thuế thu nhập từ mua bán, chuyển nhượng bất động sản). Có nhiều chính sách đã ra đời nhưng thiếu sự hướng dẫn thực hiện chi tiết, nên luôn gây tâm lý chờ đợi, căng thẳng cho các nhà đầu tư và tác động không nhỏ tới thị trường.
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam: "Giá phân khúc nhà ở để bán sẽ không biến động mạnh".
r-1349055988_480x0.jpg
Ông Richard Leech. Ảnh: Hoàng Hà.
Việt Nam đã kết thúc thập kỷ với tăng trưởng mạnh trong quý cuối, GDP Hà Nội đạt 6,67 cao hơn mục tiêu đề ra là một điều đáng mừng. Năm nay, tăng trưởng GDP Hà Nội được kỳ vọng quay trở lại mức hai con số, khoảng trên 10%. Kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện cho nhà đất phát triển.
Nguồn cung địa ốc Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ cầu, giá nhà ở không tăng chóng mặt như TP HCM và một số quốc gia trong khu vực là những cơ hội để bất động sản phát triển vào năm 2010. Vốn FDI đăng ký đổ vào bất động sản là 500 triệu USD, trong khi đó, vốn thực hiện lên đến 650 triệu USD. Đây là một con số rất triển vọng bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, vốn FDI giải ngân đã vượt mức đăng ký.
Cơ sở hạ tầng đang dần cải thiện, một loạt các dự án lớn như tuyến đường sắt từ Nam Hồ Tây đi Ngọc Khánh đến Láng Hòa Lạc hay tuyến đường sắt Cao Viên - Ngọc Hồi... Tất cả các tuyến đường này sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản ấm dần lên bởi giá bất động sản sẽ phụ thuộc vào vị trí, cơ sở hạ tầng và thương hiệu.
Hà Nội ngày càng có nhiều dự án thu hút các nhà đầu tư ngoại. Minh chứng cụ thể nhất trong năm qua là hai dự án lớn Canal Park tại quận Long Biên với sự đầu tư của tập đoàn Berjaya (Malaysia) hay dự án Mulberry Lane của tập đoàn CapitaLand (Singapore). Trong năm qua, tại phân khúc nhà ở để bán, mức tăng giá mạnh nhất ở mảng bình dân, lên tới 15%. Sang năm nay, với các dự án có chiến lược rõ ràng, giá sẽ không biến động mạnh và dao động quanh mức 1.000 USD mỗi m2. Lượng chào bán trong quý 4 năm 2009 lên tới hơn 6.500 căn chiếm tới 40% tổng cung năm 2009. Trong năm 2010, lượng dự án chào bán có thể dồi dào hơn nếu thị trường duy trì tín hiệu tốt.
Ông Trần Vũ Anh, Phó giám đốc điều hành, phụ trách quản lý đầu tư Tập đoàn VinaCapital: "Không nên trông chờ nhiều vào FDI và kiều hối".
Vu-Anh[1].jpg
Ông Trần Vũ Anh. Ảnh: NCDT.
Vào thập niên 90, bất động sản chủ yếu phát triển được nhờ nguồn vốn nội lực nền kinh tế, FDI và kiều hối. Tuy nhiên, càng về sau này, thị trường địa ốc càng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như thị trường chứng khoán và chính sách. Đã đến lúc bất động sản không nên quá trông chờ vào nguồn vốn ngoại, từ năm 2010 trở đi, nội lực trong nước và sức mua sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định đến thị trường. Những năm vừa qua, địa ốc đã nhận được nguồn vốn từ nước ngoài vào tạo cơ hội cho doanh nghiệp tích lũy và đây là yếu tố rất quan trọng trong tương lai.
Lượng kiều hối và FDI thời gian tới sẽ không còn là thế mạnh trong lĩnh vực bất động sản bởi trong tình hình kinh tế hiện nay, các nước trên thế giới cũng như kiều bào của nước ngoài đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp tương đối lớn.
Năm nay, nhiều người kỳ vọng những chính sách về tài chính có thể cải thiện tình hình thị trường chứng khoán, kéo theo đó là sự khởi sắc của địa ốc. Thực tế đã chứng minh, năm 2006, 2007 thị trường chứng khoán là nhân tố tích cực để đẩy bất động sản đi lên. Ngoài ra, việc Chính phủ dự kiến cũng bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư các dự án hạ tầng cũng là cơ hội cho địa ốc phát triển.
Trong bối cảnh khó khăn chung, những người "nhát" chỉ ôm tài sản không chịu triển khai dự án chính là cơ hội cho nhà đầu tư. Rất khó để nhận diện cơ hội đầu tư, thay vào đó có thể tìm kiếm các nhà đầu tư thực sự bản lĩnh. Nhà kinh doanh có tầm nhìn phải dám nghĩ dám làm bước ra từ khó khăn hôm nay để đón những luồng vốn mới nhằm có sản phẩm đáp ứng thị trường.
Hoàng Lan

, ,